Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Cất cánh - Je vole

Cất cánh

Bố mẹ thân yêu ơi, hôm nay con sẽ đi
Con yêu bố mẹ rất nhiều nhưng con cần phải đi
Đêm nay ngôi nhà sẽ vắng bóng con
Con không chạy trốn, chỉ là con muốn mình được tung cánh bay xa
Con muốn cất cánh bay lên trời cao
Không phải ngông cuồng, con rất tỉnh táo
Con sẽ bay lên, con sẽ cất cánh.
Hôm qua thôi, mẹ vẫn dõi theo con
Âu lo trăn trở mọi bề
Mẹ thấu suốt những gập ghềnh con đã qua
Và suy tư cho tương lai mơ hồ con phía trước
Mẹ hồi hộp đợi chờ
Con đã nói rằng con rất đang rất tốt
Với vẻ ngoài vô ưu
Mẹ bình thản tưởng như không đắn đo muộn phiền
Còn bố tần tảo sớm hôm
Nở nụ cười động viên đầy sức sống
Đừng quay về con nhé
Hãy vươn ra thật xa!
ở Gard còn một chân trời khác
Hãy băng qua Đại Tây Dương

Con tự hỏi trên con đường mình đi
Bố mẹ còn lo lắng cho con không ?
Nước mắt con chảy dài
Những lời con hứa hẹn, ước mơ con được vươn xa
Niềm tin vào cuộc sống
Và con sẽ thấy những điều mình hằng tin tưởng
ở đâu, thế nào, tại sao
chuyến tàu đang xa dần sân ga
mỗi phút giây, mỗi khoảnh khắc
chiếc lồng nhỏ này thật tù túng
Nó khóa chặt lồng ngực của con
Con không thể thở được
Con không thể cất tiếng hát mơ ước

Bố mẹ thân yêu ơi, hôm nay con sẽ đi
Con yêu bố mẹ rất nhiều nhưng con cần phải đi
Đêm nay ngôi nhà sẽ vắng bóng con
Con không chạy trốn, chỉ là con muốn mình được tung cánh bay xa
Con muốn cất cánh bay lên trời cao
Không phải ngông cuồng, con rất tỉnh táo
Con sẽ bay lên, con sẽ cất cánh.



Je vole

Mes chers parents je pars
Je vous aime mais je pars
Vous n'aurez plus d'enfants
Ce soir
Je ne m'enfuis pas je vole
Comprenez bien je vole
Sans fumée sans alcool
Je vole, je vole

Elle m'observait hier
Soucieuse, troublée, ma mère
Comme si elle le sentait
En fait elle se doutait
Entendait
J'ai dit que j'étais bien
Tout à fait l'air serein
Elle a fait comme de rien
Et mon père démuni
A souri

Ne pas se retourner
S'éloigner un peu plus
Il y a à Gard une autre gare
Et enfin l'Atlantique
Mes chers parents je pars
Je vous aime mais je pars
Vous n'aurez plus d'enfants
Ce soir

Je ne m'enfuis pas je vole
Comprenez bien je vole
Sans fumée sans alcool
Je vole, je vole

Je me demande sur ma route
Si mes parents se doutent
Que mes larmes ont coulés
Mes promesses et l'envie d'avancer
Seulement croire en ma vie
Tout ce qui m'est promis
Pourquoi, où et comment
Dans ce train qui s'éloigne
Chaque instant

C'est bizarre cette cage
Qui me bloque la poitrine
Je ne peux plus respire
Ça m'empêche de chanter
Mes chers parents je pars
Je vous aime mais je pars
Vous n'aurez plus d'enfants
Ce soir

Je ne m'enfuis pas je vole
Comprenez bien je vole
Sans fumée sans alcool
Je vole, je vole

Lalalalalala
Lalalalalala
Lalalalalala

Je vole, je vole

Songwriters
MICHEL SARDOU, PIERRE BILLON


- Được ghi theo bản dich của F-Zone, Kitesvn Comminity-

    

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Learn to love Networking

I own nothing from this post. I just want to save this in case i lose the original. Please let me know if i broke  rules (?) i would delete them all. Thank you.

Learn to love Networking

HBR - by 
  • Tiziana Casciaro
  • Francesca Gino and 
  • Maryam Kouchaki

  • "I hate networking.” We hear this all the time from executives, other professionals, and MBA students. They tell us that networking makes them feel uncomfortable and phony—even dirty. Although some people have a natural passion for it—namely, the extroverts who love and thrive on social interaction—many understandably see it as brown-nosing, exploitative, and inauthentic.
  • But in today’s world, networking is a necessity. A mountain of research shows that professional networks lead to more job and business opportunities, broader and deeper knowledge, improved capacity to innovate, faster advancement, and greater status and authority. Building and nurturing professional relationships also improves the quality of work and increases job satisfaction.
    When we studied 165 lawyers at a large North American law firm, for example, we found that their success depended on their ability to network effectively both internally (to get themselves assigned to choice clients) and externally (to bring business into the firm). Those who regarded these activities as distasteful and avoided them had fewer billable hours than their peers.
    Fortunately, our research shows that an aversion to networking can be overcome. We’ve identified four strategies to help people change their mindset.

    1. Focus on Learning

    Most people have a dominant motivational focus—what psychologists refer to as either a “promotion” or a “prevention” mindset. Those in the former category think primarily about the growth, advancement, and accomplishments that networking can bring them, while those in the latter see it as something they are obligated to take part in for professional reasons.
    In laboratory experiments we conducted in the United States and Italy with college students and working adults, and in an additional sample of 174 lawyers at the firm we studied, we documented the effects of both types of thinking. Promotion-focused people networked because they wanted to and approached the activity with excitement, curiosity, and an open mind about all the possibilities that might unfold. Prevention-focused people saw networking as a necessary evil and felt inauthentic while engaged in it, so they did it less often and, as a result, underperformed in aspects of their jobs. 
    Thankfully, as Stanford University’s Carol Dweck has documented in her research, it’s possible to shift your mindset from prevention to promotion, so that you see networking as an opportunity for discovery and learning rather than a chore.
    Consider a work-related social function you feel obliged to attend. You can tell yourself, “I hate these kinds of events. I’m going to have to put on a show and schmooze and pretend to like it.” Or you can tell yourself, “Who knows—it could be interesting. Sometimes when you least expect it, you have a conversation that brings up new ideas and leads to new experiences and opportunities.”
    If you are an introvert, you can’t simply will yourself to be extroverted, of course. But everyone can choose which motivational focus to bring to networking. Concentrate on the positives—how it’s going to help you boost the knowledge and skills that are needed in your job—and the activity will begin to seem much more worthwhile.

    2. Identify Common Interests

    The next step in making networking more palatable is to think about how your interests and goals align with those of people you meet and how that can help you forge meaningful working relationships. Northwestern University’s Brian Uzzi calls this the shared activities principle. “Potent networks are not forged through casual interactions but through relatively high-stakes activities that connect you with diverse others,” he explains. (See “How to Build Your Network,” HBR, December 2005.) Numerous studies in social psychology have demonstrated that people establish the most collaborative and longest-lasting connections when they work together on tasks that require one another’s contributions. Indeed, research that one of us (Tiziana) conducted with INSEAD’s Miguel Sousa Lobo showed that this “task interdependence” can be one of the biggest sources of positive energy in professional relationships.
    Consider the approach taken by Claude Grunitzky, a serial entrepreneur in the media industries, when he set out to meet Jefferson Hack, founder of the underground British style and music magazine Dazed & Confused. As described in a Harvard Business School case study by Julie Battilana, Lakshmi Ramarajan, and James Weber, Grunitzky—then 22 and preparing to found his first business, an urban hip-hop magazine in London—learned everything he could about Hack.

    When your networking is driven by substantive, shared interests you’ve identified through serious research, it will feel more authentic and meaningful and is more likely to lead to relationships that have those qualities too.
    “I read every one of his magazines, noticed what he was writing about and what kinds of bands he reviewed,” Grunitzky recalled. “I did so much of this I felt I could almost understand his personality before we met.” Armed with that knowledge and convinced that he and Hack had similar worldviews and aspirations, Grunitzky felt much more comfortable approaching the industry elder.

    3. Think Broadly About What You Can Give

    Even when you do not share an interest with someone, you can probably find something valuable to offer by thinking beyond the obvious. Of course, this isn’t always easy. We’ve found that people who feel powerless—because they are junior in their organizations, because they belong to a minority, or for other reasons—often believe they have too little to give and are therefore the least likely to engage in networking, even though they’re the ones who will probably derive the most benefit from it.
    This problem was highlighted in two studies we conducted at the law firm mentioned above, which involved different groups of lawyers at different points in time. We found that senior people were typically much more comfortable networking than junior people were because of their greater power in the organization. This makes sense. When people believe they have a lot to offer others, such as wise advice, mentorship, access, and resources, networking feels easier and less selfish.
    A controlled experiment confirmed this finding: People in whom we induced feelings of power found networking less repulsive and were more willing to do it than people assigned to a condition that made them feel powerless.
    However, even those with lower rank and less power almost certainly have more to offer than they realize. In their book Influence Without Authority, Allan Cohen and David Bradford note that most people tend to think too narrowly about the resources they have that others might value. They focus on tangible, task-related things such as money, social connections, technical support, and information, while ignoring less obvious assets such as gratitude, recognition, and enhanced reputation. For instance, although mentors typically like helping others, they tend to enjoy it all the more when they are thanked for their assistance.
    The more heartfelt the expression of gratitude, the greater its value to the recipient. One young professional we know told us that when she turned 30, she wrote to the 30 people she felt had contributed the most to her professional growth, thanking them and describing the specific ways each had helped her. The recipients no doubt appreciated the personalized update and acknowledgement.
    When gratitude is expressed publicly, it can also enhance an adviser’s reputation in the workplace. Think of the effect you have when you sing your boss’s praises to your colleagues and superiors, outlining all the ways you’ve progressed under his or her tutelage.
    When your networking is driven by shared interests, it will feel more authentic.
    People also appreciate those who understand their values and identities and make them feel included. Juan, an Argentinian executive based in the Toronto office of a Canadian property management company, told us about Hendrik, a junior hire from Germany who rallied everyone in the office to join a series of soccer games that he single-handedly organized. His fellow expats—and there were many, because the company’s workforce was internationally diverse—finally had something fun to do with their colleagues, and Hendrik’s status and connections immediately shot up. In spite of his low-power position, he had brought something new to the table.
    You might also have unique insights or knowledge that could be useful to those with whom you’re networking. For example, junior people are often better informed than their senior colleagues about generational trends and new markets and technologies. Grunitzky is a prime example. “I knew I could bring something to [Jefferson Hack], which was expertise in hip-hop,” he said. The relationship ended up being a two-way street.
    When you think more about what you can give to others than what you can get from them, networking will seem less self-promotional and more selfless—and therefore more worthy of your time.

    4. Find a Higher Purpose

    Another factor that affects people’s interest in and effectiveness at networking is the primary purpose they have in mind when they do it. In the law firm we studied, we found that attorneys who focused on the collective benefits of making connections (“support my firm” and “help my clients”) rather than on personal ones (“support or help my career”) felt more authentic and less dirty while networking, were more likely to network, and had more billable hours as a result.
    Andrea Stairs, managing director of eBay Canada, had just such a change in perspective. “I had to get over the feeling that it would be self-centered and unseemly to put myself out there in the media,” she told us. “I realized that my visibility is actually good for my company and for the image of women in the business world in general. Seeing my media presence as a way to support my colleagues and other professional women freed me to take action and embrace connections I didn’t formerly cultivate.”Any work activity becomes more attractive when it’s linked to a higher goal. So frame your networking in those terms. We’ve seen this approach help female executives overcome their discomfort about pursuing relationships with journalists and publicists. When we remind them that women’s voices are underrepresented in business and that the media attention that would result from their building stronger networks might help counter gender bias, their deep-seated reluctance often subsides.
    Many if not most of us are ambivalent about networking. We know that it’s critical to our professional success, yet we find it taxing and often distasteful. These strategies can help you overcome your aversion. By shifting to a promotion mindset, identifying and exploring shared interests, expanding your view of what you have to offer, and motivating yourself with a higher purpose, you’ll become more excited about and effective at building relationships that bear fruit for everyone.
    A version of this article appeared in the May 2016 issue (pp.104–107) of Harvard Business Review.
  • Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

    Sài Gòn một ngày nóng

    Đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, anh hạ tay ga, hai chân chống nhẹ nhàng xuống đường, chiếc xe đứng yên vững vàng không xê dịch. Không khí dường như nóng hơn dù là mới 8 giờ sáng. Anh kéo chiếc khẩu trang y tế mỏng manh xuống, hít lấy một hơi đầy dù đường lúc bấy giờ chỉ toàn khói bụi, mùi xăng xe, hơi nóng toả ra từ những ống bô nóng hổi đang không ngừng kêu gào, bốc hơi nóng lên như một bức màng ảo ảnh làm nhoà đi những hình ảnh trước mặt. Anh quay ra sau lưng, nhẻm miệng cười, nụ cười toả nắng, nắng từ nụ cưới ấy như làm mờ đi mọi thứ xung quanh, rất đầm ấm, dễ chịu chứ không như cái nắng gắt của mùa hè Sài Gòn những ngày đợi mưa xuống. Cô ngồi phía sau bỗng dưng dừng việc mình đang làm dỡ dang đưa về phía anh. Anh đón lấy như đón nhận tấm lòng của cô vậy. Ẹ thẹn quá cô chỉ mỉm cười lại đôi gò má ửng đỏ không biết vì do cái nắng chói chang kia hay là vì thổn thức vì hành động của anh. Một tay nâng tô bún, một tay lùa vội vàng chút bún và nước cô còn chừa lại anh cười mãn nguyện. Đèn chuyển xanh, anh đưa lại cô tô bún, che vội khẩu trang miệng vẫn nhai nhóp nhép. Cô phía sau đón lấy tô bún, nhẹ nhàng dùng muỗng húp chút nước lèo. Chiếc xe máy vội vàng tăng ga đưa hai người lẫn vào dòng xe xuôi ngược vội vã cho kịp giờ làm buổi sáng. 

    Sài Gòn, ngày hôm nay nắng hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai.

                               
                                   

    Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

    Nha Trang, có những người con yêu thương



    Đáp máy bay xuống sân bay Cam Ranh sau 45' bay và hơn nữa tiếng đồng hồ máy bay chờ cất cánh. Tạm rời xa cái nắng Sài Gòn, Nha Trang đón chúng tôi bằng một trận mùa phùn nhẹ. Lần thứ hai đi máy bay, tạm quên mất cảm giác lần đầu, lần này chỉ để lại một cảm giác nhức đầu không hề nhẹ. Chắc từ từ rồi cũng sẽ quen, tính mình vẫn thích đi máy bay du lịch đây đó nếu có điều kiện. Chuyến này đi là một sự quyết định không có gì là vội hơn khi mà 1 giờ quyết định đi thì 6 giờ đã trên máy bay. Cái máu nó thế, chứ cứ chần chừ kiểu phải điều kiện thế này, thế kia thì biết bao giờ tôi mới có thể làm được những gì mình muốn. Mọi thứ nhanh chóng vài ba bộ đồ, đồ dùng lặt vặt vài thứ và tôi xác ba lô lên và đi.
    Chưa có lịch trình cụ thể nhưng cũng may là bà chị đi cùng đã lên sẵn vài địa điểm, chọn khách sạn, đặt xe hơi rước từ sân bay, giá 300k một lượt từ sân bay, nếu tính đi bus thì mắc hơn mỗi người 40k cho 3 người, nhưng tôi vẫn thấy quả này đáng thật. Không quá chật chội, thoải mái đi cùng với người thân, đáng đồng tiền bát gạo gớm. Khách sạn Hoàng Hải, giá cả rất phù hợp khi chỉ 450k cho phòng 3 người. Gần biển, gần các khu vui chơi giải trí, nhân viên lịch sự, tốt bụng, cảm quan là thế và các đánh giá trên TripAdvisor đa phần cũng nói thế. Loay hoay dọn dẹp đồ đạc, mấy chị em quyết định bắt taxi đi ăn, và quán đầu tiên chúng tôi chọn là quán nem nướng Ngọc Tiên, không phải là người sành ăn gì cho lắm, nhưng theo cảm nhận cá nhân thì quán này không có gì là đặc sắc cho lắm ngoài nước chấm. Nếu nói nem nướng thì nem lụi ở Tam Kỳ, Quảng Nam hay Đà Nẵng vẫn "muôn phần được hơn". Trở lại món đặc sắc là nước chấm, nước chấm được nấu với thịt băm thì phải ăn rất béo chắm bánh tráng không vẫn thấy ngon. Ăn chưa thấm tháp vào đâu, chị em chúng tôi lại dắt díu nhau đi xuống chợ Đầm tìm đồ ăn vặt thêm. Nhưng chắc trí nhớ bà chị già có vấn đề rằng ở đây có chợ đêm, nhưng thật tình thì chợ chỉ có ban ngày. Loay hoay lòng vòng một lúc, đuối sức mọi người đành bắt taxi đến địa điểm khác là Sailling Club, một quán "tạp kỹ" gồm cafe ven biển, nhạc dập các kiểu, đánh DJ như bar khi qua 11h, sàn nhảy, múa lửa rồi cả đốt lửa trại nữa đêm. Những cũng tạm được, đổi cái nắng nóng Sài Gòn lấy gió biển, đổi sự lặng lẽ trong công việc, sự hối hả ồn ào lấy bình yên của biền, và sự dập dình của tiếng nhạc DJ. Về phòng nghỉ sau khi đã hơn 11 giờ đêm. Chúng tôi lấy sức chuẩn bị cho chuyến du hành ngày mai.


    Đặt tour đi bốn đảo có lẻ là sự hối tiếc nhất trong toàn bộ chuyến đi này, không có gì ngoài những cái đảo bé tí mà con người nhảy ra đấy, dựng lên mấy cái chòi, bỏ lên vài cái ghế và bắt chúng tôi mua vé vào đó ngồi nhìn ngược lại ra biển. Ra đảo là để tham quan sự hoang sơ nhưng chẳng có gì là có vẻ hoang sơ cả. Tôi có cảm giác như chúng tôi đang bị làm tiền. Thế là đi tong gần 8 tiếng cho một cuộc dạo chơi chán phèo. Chúng tôi phi về khách sạn, mướn xe máy và phi như bay đi tắm bùn. Đến khu tắm bùn lúc 6 giờ trong khi giờ đóng của là 7 giờ, mọi thứ dường như hối hả hơn chứ không phải là đi thư giản cơ thể. Nước cũng lạnh hơn vì đã cuối ngày. Có anh chàng tắm chung nói rằng: đi Nha Trang mà không tắm bùn và đi Vinpearl thì chưa phải ra Nha Trang. Mình thì cười hè hè, vậy coi như mình đã đi được "nữa cái Nha Trang" rồi nhé. Tắm táp mát mẻ rồi, đói bụng rồi thì phải tìm chổ ăn thôi. Đi biển mà không ăn hải sản thì thật là thiếu sót, mặc dù tôi cũng không ham hố việc ăn cho lắm. Chạy dọc đường Lê Duẫn qua cầu tới Phạm Văn Đồng đối diện với hòn Chồng, chúng tôi ghé vào quán hải sản Ngọc Hiền, đồ ăn ở đây bán theo kg, như các quán khác thôi, thực phẩm tươi nhé, và chế biến ăn cũng khá được đấy. Ăn xong, nổ máy xe chúng tôi chạy vào khu trung tâm thành phố, nhưng thành phố biển mà, mọi hoạt động sôi nổi đều gần biển hơn là gần trung tâm, nên cuộc sống như chậm lại nơi này, lượn vòng quanh mua chút quà, chúng tôi quyết định quay về khách sạn, gửi xe và đi bộ vòng quanh. Dạo chợ đêm bên hông hát lớn tìm mua thêm những món quà cho bạn bè. Đây là lần thứ n tôi đi chợ nhưng vẫn chưa "khôn" lên được rằng không nên mua hàng ngay từ đầu chợ mà hãy đi dần về cuối càng xa càng tốt, giá sẽ mềm hơn. Thôi được rồi coi như để dành cho lần sau vậy. Hết chợ, chúng tôi ghé ăn ly sinh tố mát, hỏi han vài câu với người bán. Đêm thứ hai kết thúc.





    Ngày thứ hai, những địa điểm còn lại chưa tạt mặt qua đều được lên danh sách và cố gắng đi hết trong ngay, nhưng trước hết là phải đi kiếm gì đó bỏ bụng đã. Bún cá, bún sứa đến Nha Trang là phải ăn, tìm đường đến các quán nổi tiếng, người này mới dời gót bước đi là mình phải thay thế liền để còn kịp ăn, cực chẳng đã, mình lại không thấy gì quá xuất sắc. Mọi người thường hay nói rằng những quán không tên tuổi thì mới ngon (điều mà tôi đã được xác thực khi đến Huế). Chúng tôi ba người cắm đầu chạy xuống bãi Dài. Đường xa trời nắng nhưng không ngăn được bước chân chúng tôi, cái quan trọng là những khung cảnh chúng tôi được chiêm ngưỡng trên đường đi cũng như là khi đến nơi. Những chòi quán ở đây khá là dễ thương không chèo kéo ép buộc khách mua hay ăn, chỉ cần mỗi người một chai nước thì là tự do ngồi thoải mái (không biết mùa cao điểm thế nào chứ lúc ấy là vậy). Mọi khả năng diễn xuất được thể hiện để những chiếc camera được dịp phát huy tối đa. Ôi khung cảnh, quá choáng ngọp không chụp thì lại cảm thấy hối tiếc khi về mà không cái gì trong máy. Khoảng thời chúng tôi ở đây cũng chỉ được 2 tiếng do phải còn về khách sạn trả phòng. Hối hả là vậy những những giây phút ở đây thật sự rất tuyệt.

    Trên đường chạy về chúng tôi không quên dừng lại hai bên đường để ghi lại những tấm hình cũng khung cảnh biển cả mênh mông. Check-out, trả phòng cũng đã quá giờ trưa, chúng tôi tìm đến quá bò Lạc Cảnh để thưởng thức các món bò ở đây, thay vì chọn cách tự nướng đầy khói bụi như các bàn xung quanh thì chúng tôi chọn cách nướng sẵn vừa đỡ khói bụi vừa  không bị nướng cháy quá hoặc chưa chín tới.  Bò ngon, ngọt ăn kèm với ra trộn dấm, một món ăn được đánh giá cao bởi tôi :D. Tới Nha Trang thì đừng quên ghé Tháp bà Podaga một kiến trúc đặc sắc của người Chăm, so với thánh địa Mỹ Sơn thì nơi đây được bảo tồn và phục dựng tốt hơn hẳn. Nơi đây vẫn là nơi để người Chăm sinh hoạt cộng đồng khi đến dịp lễ hội. Có lẽ dịp này đi vẫn chưa tìm hiểu kỹ về các địa điểm sẽ tới nên mọi thứ đều theo dạng "cưỡi ngựa xem hoa", lần này đi cũng khá kiệm lời nói chuyện với người bản xứ để hiểu hơn về miền đất này. Xa tháp bà chúng tôi tìm đến hòn Chồng, có lẽ cách để ngắm vẽ đẹp của địa điểm này là bên kia bờ chứ không phải bỏ tiền mua vé để được vào tận nới chiêm ngưỡng nó. Bẽ bàng thật. Chúng tôi lại chạy vào trung tâm thành phố, tìm đến nhà thờ đá, một công trình kiến trúc tôn giáo mang vẻ lạnh lùng nhưng bình yên lạ thường, mái vòm và lối trang trí Gothic mà nhiều nhà thờ khác đều có. Nhưng thứ mà tôi thích ở đây chính là không quá nhiều du khách. Tôi đã có những phút giây yên lặng để nghĩ về bản thân, để tìm kiếm sự nhẹ nhàng cho tâm hồn mình, dù chỉ trong giây lát.





    Những giờ cuối cùng tại Nha Trang, chúng tôi quyết định kiếm một quán cafe nào đó gần biển để tận hưởng những giây phút cuối tại thành phố này, để được gần biển thêm giây phút nữa. Nha Trang View có lẽ không phải là một gợi ý tồi. Ngồi ngắm biển mà trong đầu tôi cứ vang lên những câu hát " Nha Trang có những người con yêu thương ..." những câu hát trong bài hát chủ đề film Những đứa con thành phố. Chả hiểu vì sao tôi lại nhớ bộ phim này lâu đến thế. Những cảnh sóng biển vỗ ầm ầm vào những tảng đá, những con người hiền lành chất phát. Dù nay cũng đã phai nhạt dần.

    Bắt tàu về có thể là một sự lựa chọn thú vị vì chỉ cần lên tàu ngủ và sáng mai đã tới thành phố. Tàu du lịch chỉ khởi hành từ ga Khánh Hòa, mỗi người được tặng một chai nước khoáng và một cái bánh bông lan nhỏ. Tôi cảm thấy rất thú vị về điều này. Cũng như là những toa tàu hai tầng ở toa kế tiếp. Nhưng cảm xúc lại tụt xuống khi chúng tôi phát hiện ra rằng, trên tàu này không có nước nóng miễn phí khi mà những ly mì giấy chúng tôi mua đã sẳn sàng tất cả.

    Tạm biệt Nha Trang, tạm thành phố biển với sóng nước mênh mông, với màu nước xanh biếc, trong mát nhưng đầy dữ dội.



















    Hồi ký, Sài Gòn, ngày 5 tháng 4 năm 2016

    Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

    Nổi lòng ngày đi hội sách \m/

    Hôm nay đi hội sách mà mãi tới bây giờ ngồi nhớ lại chuyện lúc đó và bắt đầu thấy nhục. -_-
    Tại gian hàng ChiBook, khi đang đứng xem sách thì cô bé bán sách mới lại gần và ngại ngùng nhờ mình đổi giúp tờ 100k. mình mở ví ra xem thì thì không còn tiền lẻ đủ cho 100k mà chỉ có hơn 85k. Thế là mình bốc cuốn sách với giá 15k lên cộng với 85k của mình đổi lấy 100k của cô ấy!? sau một hồi cô bé nói chuyện với cô thu ngân thì quay lại và nói với mình không được, 100k là của em ý không đổi được. Mình đành đưa 15k trả tiền cuốn sách và vui vẻ ra đi. Đến bây giờ nghĩ lại và mình không thấy gì ngoài thấy nhục quá. Có ai khôn như mình không *cười ra nước măt* không biết là có bị tai tiếng gì tại quầy sách ấy không nữa *khóc một dòng sông*.

    Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

    Sunday February

    No faults, No fears. Lessons are learned.
    Không ai có quyền chửi mình khi mình làm đúng như những gì được giao.
    Hãy chú ý học hỏi thêm. và đừng tự ý làm gì cả. (up-to-date-14/3)

    Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

    Tuesday Jan - Nội quy khi đi làm

    Nội quy khi đi làm (cập nhật liên tục)
    Điều một: Nói không với lỗi nhỏ,Typo. Không Typo, No Typo.
    Điều hai: Hãy làm như chính xác họ giao nhiệm vụ, đừng sáng tạo ý kiến gì thêm. Không thêm, không thêm.
    Điều ba: Sẽ không ai dám nói gì mình khi mình làm đúng nhiệm vụ. Làm đúng, làm đúng. (Chú ý kỹ vào).
    Điều bốn: Một ngày mới là một ngày mới. Ngày mới, ngày mới.
    Điều năm: Cố gắng làm vì đã sắp đến Tết. Có lương, có lương. 
    Điều sáu: Sẽ không ai nhận lỗi thay mình. Tự chịu, tự chịu.
    Điều bảy: Ghi chép không bỏ sót nhiệm vụ được giao. Không bỏ sót, không bỏ sót.
    Điều tám: Đừng nói quá nhiều để bị săm soi để ý. Không nói nhiều, không nói nhiều.
    Điều chín: Bổ sung điều một: Phải kiểm tra thật kỹ, thật nhiều lần, phải chú ý nhiều hơn. Ý kỹ nhiều hơn, nhiều hơn.
    Điều mười: Mình chưa phải là gì cả, chưa có vị trí gì cả nên biết khiêm tốn, tránh ra vẻ. Không ta đây, không ta đây.

    Sunday January (Up-to-date)

    Điều mười một: Không nên tự ý làm điều gì, hãy làm chính xác như những gì đã được giao. Không hơn không kém. (Most pay attention)
    Điều mười hai: Hãy biết mở miệng ra hỏi cho rõ thông tin, đừng e sợ mà phải tự lãnh hậu quả sau này.
    Điều mười ba: Hãy cố gắng làm việc vì công việc như ý không dễ kiếm.
    Điều mười bốn: Hãy cố gắng tạo tâm trạng vui vẻ tại nơi làm việc.
    Điều mười lăm: Hãy tập cách biết lắng nghe có tiếp thu chứ không chỉ là nghe xong để đó lại thôi.
    Điều mười sáu: Hãy tập trung vào công việc của mình, những việc diễn ra ngoài lề chỉ dễ làm xao lãng công việc (có thể dẫn đến kết quả sai).
    Điều mười bảy: Hãy biết lên list công việc mỗi ngày trước khi bắt tay làm việc.
    Điều mười tám: Hãy biết tự tạo công việc mà làm.
    Điều mười chín: Ipad là để hỗ trợ công việc khi cần thiết chứ không phải để lên Facebook, Instagram lãng phí thời gian.
    Điều hai mươi: Hãy biết mình đang có gì để không bị cảm thấy hụt hẫn. Ngoài đời còn rất nhiều người phải làm những công việc vất vả để kiếm từng đồng một đấy.
    Sunday February (Up-to-date) 23:41
    Điều hai mươi mốt: Hãy hỏi ý kiến sếp trước khi đưa bất kì thông tin gì ra ngoài (cung cấp thông tin, gửi tài liệu, xác nhận thông tin, thông tin liên quan đến người khác ...).
    Điều hai mươi hai: Dù xếp không đưa thời hạn công công việc, nhưng phải biết đưa ra deadline cho bản thân. Hãy hoàn thành công việc sớm nhất và gửi lại cho sếp để xem xét đánh giá.